Sa Thải

Bạn Sẽ Sớm Bị SA THẢI Thôi Nếu Bạn Làm Những Điều Này!

Bạn đang làm cái gì, bạn đang hành xử với thái độ như thế nào, kết quả công việc của bạn ra sao,…Nếu bạn đang làm những điều “qua mặt” sếp thì nên ngừng nó lại, sếp của bạn đều biết hết những điều bạn đang làm trong công việc đấy.

Dưới đây là 10 kiểu nhân viên có nguy cơ bị sa thải cao nhất và đây cũng là 10 dấu hiệu để bạn có thể kiểm tra liệu rằng mình có nằm trong số đó hay không!

Sa Thải

  1. Kiểu nhân viên chậm chạp, không chịu tiếp thu học hỏi cái mới

Vẫn biết những kinh nghiệm làm việc trong quá khứ là tài sản quý giá đối với một người nhân viên. Xong xu hướng công nghệ và môi trường cạnh tranh luôn luôn thay đổi, điều này buộc các doanh nghiệp, công ty phải áp dụng các công nghệ mới để có thể theo kịp xu thế, cải thiện chất lượng hiệu quả, doanh thu của công ty. Một nhân viên mà không chịu tiếp thu, học hỏi những tiến bộ công nghệ mới, thì không thể nào mà đưa doanh nghiệp phát triển đi lên được. Nếu cứ mãi bảo thủ thì chẳng khác gì họ từ đào thải mình ra khỏi doanh nghiệp.

  1. Hay đổ lỗi, đẩy đưa trách nhiệm

Biểu hiện của kiểu nhân viên thiếu trách nhiệm trong công việc trước hết là không hoàn thành số lượng công việc được giao, hoặc nếu có hoàn thành xong thì cũng là làm một cách chống đối, cẩu thả, qua loa, chất lượng công việc kém. Dù họ có mắc làm sai nhưng không bao giờ chịu nhận lỗi mà đi đổ lỗi, trách nhiệm cho người khác.

Đây là kiểu nhân viên mà các doanh nghiệp, công ty dễ thanh lọc và đào thải sớm nhất để tránh ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của những nhân viên khác cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển chung của doanh nghiệp.

  1. Người hay tạo rắc rối vì e ngại công ty quá yên bình vui vẻ

Với kiểu nhân viên chuyên gia gây rối, thích đi nói xấu người này người kia, gây mất đoàn kết và chia rẽ nội bộ nhân viên. Dù họ là những người có giỏi chuyên môn, trình độ cao đến đâu cũng vẫn bị đưa vào danh sách “đen” để tránh ảnh hưởng đến hòa khí giữa các nhân viên, tránh mất hình ảnh công ty.

  1. Đi đâu cũng bán “Than”

Sa Thai2

“Than” ở đây là nói đến than phiền, than thở, than vãn…. Chỉ với việc nghe những lời than vãn suốt ngày của đồng nghiệp cũng khiến bản thân sinh ra cảm xúc tiêu cực.

Những người này trong công việc dù chỉ hoàn thành công việc ở mức trung bình khá nhưng lại luôn phàn nàn về công việc được giao, than vãn, tính toán, so đo trách nhiệm với đồng nghiệp; đóng góp không nhiều nhưng luôn đòi hỏi về quyền lợi, không bao giờ chấp nhận thua thiệt và sẵn sàng nói xấu tổ chức cả trên các diễn đàn hay mạng xã hội…., kiểu người này khó có công ty nào “chiều” lòng được. Nếu giữ họ quá lâu còn ảnh hưởng tới tinh thần làm việc của những nhân viên khác.

  1. Phớt lờ những quy tắc, chuẩn mực

Sa Thai4

Mỗi công ty đều có các quy tắc và việc tất cả mọi người cùng nghiêm chỉnh chấp hành với một thái độ hài lòng sẽ tạo ra văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với những thành phần cố ý chống lại, kể cả các lỗi nhỏ nhưng lặp lại trong thời gian dài và không nỗ lực sửa đổi, chẳng hạn như đi làm muộn, không nộp báo cáo đúng quy định, hay không trung thực. Hay làm việc riêng trong giờ làm việc ví dụ lướt facebook, là điều hay thường thấy ở các nhân viên. Để việc cá nhân ảnh hưởng tới việc chung của cả tập thể là điều không thể “nương tay” được.